Hiển thị một kết quả duy nhất

Các loại dung môi công nghiệp và lưu ý khi sử dụng

Khi nói đến hóa chất, chúng ta  luôn thấy mặt tác hại của chúng, nhưng sự thực có nhiều loại hóa chất cần phải có trong dây chuyền sản xuất công nghiệp. Một trong số đó, dung môi công nghiệp là loại hóa chất cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp nặng lẫn ngành công nghiệp nhẹ. Để mua đúng và hiểu đúng về dung môi, bạn nên tìm hiểu thêm về loại hóa chất này nhé.

1. Dung môi công nghiệp là gì?

Dung môi là loại hóa chất dùng để hòa tan chất lỏng hoặc chất khí. Thông thường dung môi sẽ có dạng chất lỏng.

1.1 Đặc điểm của dung môi

  • Dung môi là hóa chất ở thể lỏng, không màu, không mùi. Một vài dung môi sẽ có mùi đặc trưng riêng, hoặc những mùi thơm dịu nhẹ.
  • Dễ bay hơi trong không khí, dung môi cực kì dễ bắt lửa.

1.2 Có mấy loại dung môi?

Dung môi được chia làm hai loại cơ bản đó là dung môi hữu cơ và dung môi vô cơ.

Với loại dung môi hữu cơ, chúng được dùng để pha loãng sơn, làm chất tẩy rửa vệ sinh…

Với loại dung môi vô cơ chúng ta ít gặp hơn vì chúng sẽ được dùng trong nghiên cứu và có một vài hạn chế trong việc sử dụng.

Đối với người tìm mua dung môi, chúng ta chỉ quan tâm tới những dung môi hữu cơ. Vì chúng có những lợi ích nhất định trong sản xuất công nghiệp.

Dung môi công nghiệp có nhiều loại với nhiều ứng dụng khác nhau
Dung môi công nghiệp có nhiều loại với nhiều ứng dụng khác nhau

2. Các loại dung môi sử dụng phổ biến

Trên thị trường mua bán hóa chất công nghiệp, sẽ có một vài dung môi công nghiệp được phép bán và sử dụng rộng rãi. Đó là những dung môi sau:

2.1 Dung môi Acetone 

Đặc điểm của acetone: có mùi đặc trưng, mau bay hơi, độ hòa tan cao, nhất là với nước dung môi acetone tan hoàn toàn trong nước.

-Đây là dung môi cực kì quen thuộc, acetone chính là hóa chất sử dụng trong nước sơn móng tay, nước rửa móng tay. Ngoài ra, acetone còn được dùng để sản xuất các loại nước sơn mau khô và nhiều ứng dụng khác trong ngành mỹ phẩm.

-Acetone còn được dùng để làm chất hòa tan mỡ động vật.

– Làm chất tẩy rửa, khử nước trong ngành sản xuất thuốc.

Dung môi công nghiệp acetone
Dung môi công nghiệp acetone

2.2 Dung môi Toluene – C7H8

Dung môi công nghiệp Toluen ở dạng chất lỏng trong suốt và có mùi đặc trưng.

-Dung môi này được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất sơn.

-Toluen cũng được dùng làm dung môi trong các sản phẩm tẩy rửa.

– Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất các loại keo dán, xi măng, cao su

– Ngoài ra, toluen còn được dùng làm chất phụ gia trong một số công đoạn làm thuốc nhuộm, nước hoa và mực in.

2.3 Dung môi N – Hexane

Dung môi N – Hexane có đặc điểm tồn tại ở thể lỏng, không màu, có mùi khó chịu. N-Hexane bay hơi nhanh và khó tan trong nước.

  • Dung môi dùng làm chất tẩy trong các ngành công nghiệp dệt may, trang trí nội thất, sản xuất giày dép, tẩy dầu mỡ công nghiệp.
  • Trong công nghiệp in N – Hexane dùng pha loãng mực giúp mực in mau khô. Tác nhân giúp keo tăng tính kết dính và nhanh khô.
  • N – Hexane làm dung môi trong sản xuất xi măng, kiểm soát độ nhớt trong quá trình sản xuất keo lẫn xi măng.

2.4 Dung môi Methanol

Methanol còn là được gọi là rượu methyl, hoặc để phân biệt rõ thường chúng được gọi là cồn methanol.

Đặc điểm: Methanol tồn tại dưới dạng chất lỏng, không màu, tan trong nước.

  • Trong quy trình sản xuất  dầu diesel, người ta thường dùng methanol làm nguyên liệu chính, chúng có vai trò giúp chống đông dầu.
  • Nguyên liệu trong ngành sản xuất carton thô, mực in, keo dán…
  • Trong ngành cao su, dung môi methanol được dùng trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm từ cao su.
Methanol là một dung môi quen thuộc 
Methanol là một dung môi quen thuộc 

3. Khi sử dụng dung môi cần lưu ý điều gì?

Hóa chất dung môi đa số rất dễ bay hơi và dễ bắt lửa thế nên hãy lưu ý về cách bảo quản sản phẩm và tìm nơi mua uy tín để mua dung môi công nghiệp có chất lượng cao.

3.1 Bảo quản hóa chất

  • Đảm bảo nơi để hóa chất không ẩm thấp nhưng tránh nơi nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
  • Để dung môi trong các bình chứa đúng chuẩn của nhà sản xuất, kín và dày để hóa chất không bị bay hơi.

Ngoài ra, người dùng cũng phải cẩn thận khi tiếp xúc hóa chất, không để hóa chất tiếp xúc trực tiếp vào mắt và da. Trường hợp bất cẩn và bị dinh phải rửa sạch bằng nước hoặc dung dịch sát khuẩn, và đi đến cơ sở ý tế gần nhất.

  • Không hít các hóa chất vì sẽ gây tổn thương phổi nặng.
  • Luôn dùng các đồ bảo hộ khi tiếp xúc, làm việc với hóa chất.
Cẩn thận khi dùng và bảo quản dung môi công nghiệp
Cẩn thận khi dùng và bảo quản dung môi công nghiệp

3.2 Mua dung môi ở nơi uy tín

Chọn nơi mua dung môi công nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng. Hàng nhái sẽ không có nhưng hàng kém chất lượng, hóa chất không đúng độ rất có thể bạn sẽ gặp phải. Thế nên, hãy tìm những cửa hàng chuyên cung cấp hóa chất uy tín, chất lượng. Tiến Phát Chemical là địa chỉ nơi cung cấp  hóa chất uy tín mà bạn có thể tham khảo.

Tại đây, nguồn hàng có nơi sản xuất rõ ràng, các thông số có trong hóa chất luôn được chúng tôi cung cấp đầy đủ. Khi mua hóa chất, chúng tôi luôn tư vấn cho bạn về xuất xứ của sản phẩm giúp bạn cân nhắc những ưu và nhược điểm từng loại.

Trên đây, là một số hóa chất dung môi công nghiệp phổ biến, nếu bạn còn thắc mắc và cần sự tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của Tiến Phát Chemical sẽ giúp bạn tìm đúng loại hóa chất bạn cần.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH xuất nhập khẩu và công nghệ Tiến Phát 

Địa chỉ: CL18-19 khu đất dịch vụ La Dương, La Nội, Dương Nội, Hà Đông

Hotline: 0916.385.333

Email: tienphatchem@gmail.com

Website: www.tienphatchem.vn

Một số sản phẩm tại Tiến Phát:

>> Đất sét cao lanh

>> Xút lỏng NaOH 32-45%

>> Axit HCL tinh khiết

>> Mua keo EPOXY RESIN E44

>> Axit H3PO4 ( Axit Photphoric )

Dung môi công nghiệp

Acetone – C3H6O2 – Axeton

Dung môi công nghiệp

Dung môi N-Hexane C6H14

Dung môi công nghiệp

Methanol (CH3OH)

Dung môi công nghiệp

METHYLENE CHLORIDE (MC)

Dung môi công nghiệp

Toluene-C7H8

Gọi ngay