Các loại Phèn Nhôm bán chạy nhất hiện nay ?

Phèn nhôm là gì?

Phèn nhôm hay còn được gọi với cái tên là kali alum, muối sunfat kép, phèn chua được biết đến phổ biến nhất trong ngành công nghiệp xử lý nước.

Công thức phèn nhôm là KAl(SO4)2.12H2O hay K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Trong đó:

  • K : là một cation hóa trị như amoni hoặc kali.
  • Al: là ion kim loại hóa trị ba như nhôm.

Phèn nhôm thuộc loại hóa chất khá hiếm khí trong môi trường tự nhiên, thường ở dạng tinh thể, có màu trắng hoặc hơi ngả vàng.

Phèn nhôm là gì

 

Đặc điểm tính chất nổi bật của phèn nhôm

  • Khối lượng riêng: 1,725 g/cm3
  • Khối lượng mol: 258,205 g/mol
  • Nhiệt dộ nóng chảy: 92 – 93 độ C
  • Độ sôi: 200 độ C
  • Tỷ trọng: 1,760 kg/cm3
  • Phân tử gam: 258,207 g/mol
  • Độ hòa tan trong nước: 14,00 g/100ml (20 độ C); 36,80 g/100ml (50 độ C).
  • Phèn nhôm không tan trong axeton
  • Có khả năng keo tụ tốt
  • Độ tan của phèn nhôm còn bị phụ thuộc nhiều vào nông độ H2SO4. Khi nồng độ H2SO4 tăng cao thì độ tan của phèn nhôm tăng.
  • Trong dung dịch và dung môi là nước thì sunfat nhôm bị thủy phân với sự hình thành ion hydroxit nhôm và ion hydro. Quá trình phân hủy này phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch, độ pH của môi trường và một số yếu tố khác.

Ứng dụng của phèn nhôm

1. Trong xử lý nước

Phèn nhôm có tính axit, không gây độc, tinh thể phèn tan được trong nước tạo màng hidroxit lắng xuống nên được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản,… giúp keo tụ các hợp chất lơ lửng có trong nước.

Phèn nhôm cũng được dùng để xử lý nước hồ bơi, người ta dùng phèn nhôm cho vào bể bơi để tạo ra phản ứng kết tủa bông keo làm lắng các hạt lơ lửng giúp cho nước trong hơn và tinh khiết hơn.

Phương trình phản ứng: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H

Al(OH)3 là chất kết tủa ở dạng keo, chúng sẽ dính vào các hạt cát, bụi bẩn trong nước làm chúng lắng xuống đáy hồ.

Ứng dụng phèn nhôm xử lý nước

2. Trong công nghiệp

Trong công nghiệp sản xuất phèn nhôm được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nhuộm vải và giấy.

  • Trong công nghiệp nhuộm vải: phèn nhôm có tác dụng làm chất gắn màu. Phèn nhôm được sợi vải hấp thụ và giữ chặt sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền cho sản phẩm.
  • Trong công nghiệp nhuộm giấy: phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối NaCl. Nhôm clorua được tạo nên do phản ứng trao đổi bị thủy phân mạnh hơn tạo nên hidroxit làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.

3. Trong nông nghiệp

Phèn nhôm trong nông nghiệp được dùng để giảm độ pH của đất vườn vì nó thủy phân để tạo thành kết quả hidroxit nhôm và một dung dịch H2SO4 loãng.

4. Trong y học

Trong y học phèn nhôm được sử dụng để bào chế ra các loại thuốc chữa đau răng, cầm máu và các loại xuất huyết như ho ra máu, đau mắt đỏ.

Không những vậy phèn nhôm còn được dùng để sát trùng ngoài ra, giảm đau, ngứa khi bị côn trùng hay động vật cắn hoặc đốt.

 

>> Xem thêm: Chất keo tụ cao phân tử PAFC

>> Xem thêm: Poly Ferric Sulphate

 

Các loại phèn nhôm bán chạy hiện nay

1. Phèn nhôm sunfat

Phèn nhôm sunfat được nhiều đơn vị, tổ chức lựa chọn sử dụng và tin dùng trên toàn quốc.

  • Tên đầy đủ là Aluminium sulfate là một loại phèn đơn.
  • Công thức hóa học là Al2(SO4)3.12H2O
  • Ứng dụng: được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp giấy, nhuộm vải và xử lý nước.
  • Hàm lượng: Al2O3≥17%; Fe2O3 ≤50ppm
  • Hàm lượng cặn không hòa tan trong nước ≤0.5%
Phèn đơn

 

2. Phèn nhôm amoni sunfat

  • Tên thường gọi là phèn nhôm amoni sunfat hay phèn kép
  • Công thức hóa học : NH4Al(SO4)2.12H2O
  • Hàm lượng: Al2O3 15%
  • Hàm lượng cặn không hòa tan trong nước ≤0.5%
  • Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuát giấy, xử lý nước, xây dựng.
Phèn kép

 

3. Phèn nhôm sunfat dạng lỏng

Đây là sản phẩm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp giấy, xử lý nước thải, khử màu, gắn màu nhuộm, in ấn… Với hàm lượng từ 5 – 8% Al2O3.

Phèn nhôm dạng lỏng

 

Mua phèn nhôm giá tốt, uy tín, chất lượng tại TienphatChem

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi ngay