Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Cao Lanh Bạn Đã Biết Chưa ?

1. Cao lanh là gì?

Cao lanh được biết đến là một loại đất sét có màu trắng rất đặc biệt. Loại đất này có đặc tính bở và không chịu được nền nhiệt độ cao. Cao lanh hình thành là do quá trình phân hủy khoáng vật alumosilicat và felspat, có trong nhiều loại đất sét khác nhau.

 

Khi thấm nước, loại đất này rát dẻo nhưng không co giãn. Trọng lượng riêng của cao lanh là khoảng từ 2,58 đến 2,60g/m3, độ cứng 1, nhiệt độ nóng chảy rơi vào 1750 đến 1787 độ C.

Trong tự nhiên, cao lanh thường bị biến đổi màu bởi titan, oxit sắt, đất hiếm, hỗn hợp kiềm và một số loại đất sét như hydromica, ilit. Oxit sắt là một chất có hại nắm giữ vai trò quyết định việc sử dụng và phân loại cao lanh dùng trong các ngành công nghiệp.

2. Lịch sử của đất cao lanh

Đất cao lanh là gì và có tên gọi như vậy là do được bắt nguồn từ Cảnh Đức Trấn, Giang Tô của Trung Quốc. Người ta gọi đất sét màu trắng là Cao Lĩnh Thổ. Đất cao lanh được người dân nơi đây sử dụng để sản xuất gốm sứ. Bên cạnh đó, cao lanh còn có tên gọi khác là Kaolin. Sau đó, vào thế kỷ thứ 18, cao lanh được các giáo sĩ mang đến nhiều quốc gia Châu Âu.

3. Phân loại đất cao lanh

Cao lanh là đất có rất nhiều loại và có nhiều thành phần riêng biệt. Phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng và nguồn gốc xuất xứ, độ dính, dẻo và sức chịu nhiệt. Xét đến nguồn gốc của loại đất thì cao lanh được chia làm 2 dạng là thứ cấp và sơ cấp.

Quá trình thủy nhiệt hoặc phong hóa học từ các loại đá có thành phần là Fenspat đã hình thành ra cao lanh sơ cấp. Đối với cao lanh thứ cấp được tạo ra từ việc chuyển hóa sơ cấp do những tác động từ thiên nhiên.

Bên cạnh đó, vẫn có những loại đất cao lanh được hình thành từ sự biến đổi phong hóa học và thủy điện với acco. Xét về mức độ chịu nhiệt thì chúng ta có thể chia cao lanh thành bốn loại là 1.580 độ C, 1.650 độ C, 1.730 độ C, 1.750 độ C. Từ kết quả của quá trình phản ứng giữa SiO2 + Al2O3 đã được đun nóng thì đất cao lanh được chia thành 4 loại là bazơ, bazơ cao, siêu bazơ, axit.

4. Tính chất hóa lý của cao lanh

Khi cao lanh bị pha lẫn với nước sẽ trở nên rất sánh và dẻo. Tuy nhiên, chúng lại không hề co giãn. Đây chính là tính chất đầu tiên của cao lanh mà con người biết đến. Để có thể sử dụng loại đất này thì người ta phải tiến hành nung chảy cao lanh để định hình và chế tác ra sản phẩm. Nhiệt độ phù hợp để nấu chúng là từ 1.750 đến 1.787 độ C. Một điều cần lưu ý là khi nung cao lanh thì sẽ có hiện tượng tích tụ lại ở 510 đến 600 độ C.

5. Ứng dụng của cao lanh

Cao lanh là một loại đất có rất nhiều công dụng khác nhau trong các ngành công nghiệp. Cụ thể như sau:

trong sản xuất giấy

Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy thì cao lanh đóng một vai trò rất quan trọng. Loại đất này tạo cho bề mặt của giấy được nhẵn bóng, giảm thẩm thấu và tăng thêm tính đàn hồi. Ngoài ra, chúng còn giúp giấy có độ ngấm mực in tốt nhất. Thông thường, mỗi tờ giấy chứa khoảng 20% cao lanh. Thậm chí có loại chiếm tới 40% thành phần là loại đất này.

                     Bột cao lanh được áp dụng trong việc sản xuất ra giấy

Cao lanh được ứng dụng vào trong ngành sản xuất giấy một phần nữa là do độ trắng, phân tán và các nhóm hạt được phân bố đồng đều. Trong đó, tạp chất có trong cát làm giảm đáng kể chất lượng của cao lanh, vì nó làm mất đi độ bóng của mặt giấy.

trong ngành công nghiệp hóa học

Ngoài sản xuất giấy và đồ gốm sứ thì cao lanh cũng phục vụ rất nhiều trong hóa học. Đây là loại đất có thể sản xuất ra một số chất hóa học như chlorite nhôm và Sulfate. Cao lanh có chỉ tiêu quan trọng là hàm lượng Fe2O3 thấp hơn 1 đến 1,2%, Al2O3 từ 35 đến 37% và TiO2 từ 0,8 đến 1,4%.

trong sản xuất gạch

Cao lanh là một nguyên liệu vô cùng quan trọng để tạo nên gạch samot. Các chỉ tiêu cao lanh phù hợp nhất là hàm lượng Al2O3 từ 36 đến 39%, Fe2O3 từ 1,5 đến 2%, TiO2 từ 0,8 đến 1,4%. Đây là loại gạch xây nhà được rất nhiều đại gia lựa chọn để xây nhà.

trong mỹ phẩm

Nhờ đặc tính hấp thụ bụi bẩn, dầu thừa nhưng lại không gây tình trạng khô nhăn, nên cao lanh được ứng dụng trong ngành sản xuất mỹ phẩm. Các sản phẩm tiêu biểu phải kể đến như: sữa rửa mặt, mặt nạ, kem tẩy tế bào chết…

Những loại mỹ phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da. Khác với các loại đất sét bentonite có độ PH cao chỉ có thể sử dụng cho da dầu. Còn cao lanh thích hợp với hầu hết tất cả các loại da từ nhạy cảm đến khô.

Bên cạnh đó, cao lanh còn là một thành phần quan trọng có trong xà bông tắm. Loại đất này giúp tăng cường khả năng đóng rắn, làm sạch và tạo màu tự nhiên cho sản phẩm.

Với những loại mỹ phẩm đặc trị mụn cho da dầu nhờn, cao lanh chính là một vị cứu tinh giúp xoa dịu nốt sưng đỏ, giúp tiết bã nhờn. Ngoài ra, các thành phần có trong loại đất sét này còn giúp tái tạo làn da và giảm thâm nám đáng kể.

trong sản xuất các sản phẩm gốm sứ mịn

Công nghiệp sản xuất gốm, sứ dân dụng, mỹ nghệ, sứ cách điện, dụng cụ thí nghiệm, sứ vệ sinh… đều sử dụng vật liệu chính là cao lanh. Lý do là bởi loại đất này có màu trắng, khả năng kết dính và chịu được lửa tốt.

cao lanh trong sản xuất gốm sứ

Để tạo ra những sản phẩm gốm sứ cao cấp thì chất lượng của cao lanh đòi hỏi phải rất cao. Loại đất này phải đảm bảo yêu cầu khống chế được các loại oxit màu như TiO2 và Fe2O3.

 

>> Xem thêm: Canxi Clorua

>> Xem thêm: Chất trợ lắng Polymer

 

6. Gợi ý địa chỉ mua Cao Lanh giá tốt

Công ty phân phối, cung cấp hóa chất uy tín, giá thành tốt, hàng có sẵn số lượng lớn. Để nhận báo giá xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG NGHỆ TIẾN PHÁT
Hotline: 0967.315.795
Email: tienphatchem@gmail.com
Website: www.tienphatchem.vn
Địa chỉ: CL18-19 khu đất dịch vụ La Dương, La Nội, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi ngay